Sự kiện

The 13th international conference on Public Health among Greater Mekong Sub-Regional countries on "Enhancing transdisciplinary collaborations on Education and Research to tackle priority public health issues in the new Era" has following objectives:

  • To strengthen the relationship of Faculties of Public Health among the Southeast Asian countries and in the world;
  • To share research results in the field of Public Health as well as priority public health issues among greater Mekong Sub-Regional countries;
  • To search for feasible solutions to enhance international collaboration among Public Health Faculties in Mekong Sub-Region and a wider area of the Southeast Asian countries about training and research in Public Health.

An abstract should be in one paragraph with no more 350 words, describing the major aspects of the entire paper in a prescribed sequence that includes: 1) Introduction: The overall purpose of the study and the research problem(s) you investigated; 2) Objective(s): The outcomes that you aim to achieve by conducting research; 3) Method: The basic design of the study; 4) Results: Major findings or trends found as a result of your analysis; and, 5) Conclusions: a brief summary of your interpretations and conclusions.

Hội nghị Khoa học Cố đô là hoạt động thường niên của tỉnh Thừa Thiên Huế. Hội nghị là diễn đàn trao đổi, chia sẻ các kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm quản lý ở tất cả các lĩnh vực khoa học, nhằm góp phần chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống người dân tại tỉnh nhà và trên phạm vi cả nước.  

Emerging infectious diseases are, more than ever, at the center of the world’s attention. Join a diverse group of colleagues from around the world as they present new knowledge and breakthroughs about how to discover, detect, understand, prevent and respond to outbreaks of emerging disease threats.

Rescheduled Date: October 3-5th, 2021

Venue: Kaohsiung Marriott Hotel (Kaohsiung, Taiwan)

Length: 2.5 days (+1 day Pre-Event Meeting)

Program: Interest Group Seminars, Summit Programming (Workshops, Oral/Poster Presentations, Symposiums, Alternative Sessions, Plenary Speakers), Welcome Reception, Banquet, Master Classes, Cultural Tours

Hoạt động tiêu biểu

ICHR publication on "Health behavior"
Health behaviors are actions individuals take that affect their health. They include actions that lead to improved...
ICHR publication on "Environmental Health"
Environmental health is the branch of public health that: focuses on the relationships between people and their...
ICHR publication on "Infectious and Tropical diseases"
Vietnam faces infectious diseases, tropical diseases related to the climate characteristics of the region. Research in...
ICHR publication on "Mental health and NCDs"
ICHR Institute has leading experts in these fields in the Central - Central Highlands region, participating in research...
ICHR publication on "Maternal & Child Health and Reproductive Health"
Maternal & Child Health and Reproductive Health is a strong research area of ICHR with the participation of many...

Viện NCSKCĐ hỗ trợ tiến hành nghiên cứu tình hình bụi phổi Silic tại một số cơ sở khai thác, chế biến đá và sản xuất vật liệu xây dựng tỉnh Bình Định

 Bình Định là tỉnh ở vùng duyên hải miền Trung có ngành công nghiệp khai thác, chế biến đá granite và sản xuất vật liệu xây dựng phát triển khá mạnh. Tuy nhiên đây là ngành công nghiệp gây ra ô nhiễm bụi silic trong Môi trường lao động (MTLĐ), đặc biệt ô nhiễm do bụi chứa hàm lượng Silic tự do (SiO2) cao làm cho công nhân lao động trong ngành này dễ mắc bệnh bụi phổi silic (BP-Si) nghề nghiệp và các bệnh về đường hô hấp với tỷ lệ rất cao.

 

          

Bình Định là một trong 7 tỉnh đối tác của Viện NCSKCĐ           ThS.Trình Công Tuấn - PGĐ TT YTDP Bình Định, chủ nhiệm đề tài 

 

          Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, hiện nay, ngành khai thác, chế biến đá và sản xuất vật liệu xây dựng tỉnh Bình Định có khoảng hơn 5000 công nhân lao động đang làm những công việc phải thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với bụi  có hàm lượng SiOcao.

          Trên thực tế, bệnh BP-Si vẫn đang là mối lo ngại không nhỏ trong công nhân lao động cũng như các nhà quản lý lao động của địa phương. Năm 2002, tác giả Nguyễn Thị Bích Liên, trường Đại học Y Hà Nội có nghiên cứu tình hình mắc bệnh BP-Si ở công nhân Công ty Đá ốp lát và xây dựng Bình Định với tỷ lệ mắc bệnh BP-Si tại công ty này là 9,6%. Từ đó cho đến nay hơn 14 năm vẫn chưa có đề tài nghiên cứu nào nghiên cứu đánh giá lại hưởng của bụi đá trong MTLĐ lên sức khoẻ công nhân, để đưa ra những giải pháp phòng chống bệnh BP-Si hợp lý và hữu hiệu cho công nhân ngành khai thác đá và sản xuất vật liệu xây dựng của Bình Định.

 

               

               

Một số hình ảnh tại các cơ sở khai thác, chế biến đá và sản xuất vật liệu xây dựng trong đề tài nghiên cứu

 

          ThS. Trình Công Tuấn - Phó GĐ Trung Tâm Y tế Dự phòng tỉnh Bình Định với sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính từ Viện Nghiên cứu Sức khoẻ Cộng đồng đã tiến hành nghiên cứu "Tình hình bệnh Bụi phổi Silic tại một số cơ sở khai thác, chế biến đá và sản xuất vật liệu xây dựng tỉnh Bình Định năm 2016" trên 247 người lao động ở 2 cơ sở Công ty CP Gạch Tuy nen Bình Định (108 người), Hợp tác xã sản xuất đá xây dựng Bình Đê (139 người).  Với mẫu đo MTLĐ xác định nồng độ bụi toàn phần, bụi hô hấp và hàm lượng SiO2 được đo và đánh giá tại tất cả các vị trí làm việc của người lao động (Mỗi đơn vị đo 10 mẫu bụi và phân tích hàm lượng SiO2  06 mẫu). Thông tin được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp kết hợp với khám lâm sàng, đo chức năng hô hấp, chụp phim Xquang phổi cho công nhân. 

          Chúng tôi xin điểm qua một số kết quả chính của nghiên cứu:

  • Tỷ lệ mắc bệnh BP-Si

- Tỷ lệ hiện mắc chung: 44,5%

- Tỷ lệ mắc ở thể nghi ngờ (0/1, 1/0): 37,2%

- Tỷ lệ mắc từ thể 1/1 p/p trở lên (q,r, A,B,C…): 7,3%

  • Tỷ lệ mắc bệnh BP-Si theo tuổi nghề

- Công nhân có tuổi nghề dưới 5 năm  tỷ lệ mắc là: 19%

- Công nhân có tuổi nghề từ 5-10 năm  tỷ lệ mắc là: 40%

- Công nhân có tuổi nghề từ 10-20 năm tỷ lệ mắc là: 50,9%

- Công nhân có tuổi nghề trên 20 năm tỷ lệ hiện mắc là: 60%

  • Tỷ lệ mắc bệnh BP-Si theo nghề nghiệp

- Công nhân khoan đá:   33,3%

- Công nhân nghiền đá:   57,1%

- Công nhân lái xe:   52,2%

- Công nhân chẻ đá:  35,6%

- Công nhân sản xuất gạch:   39,6%

- Công nhân VSCN:   71,4%

- Công nhân khác:   55,6%

  • Hàm lượng SiO 2 trong bụi từ 24,1% đến 33,9%.
  • Nồng độ bụi toàn phần ở hầu hết các điểm đo đều vượt tiêu chuẩn cho phép (2mg/m 3 ). Đối với bụi hô hấp có 10/12 mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép (1mg/m 3 ). Những nơi có nồng độ cao nhất là nơi làm việc của công nhân khoan đá (1,54mg/m 3 ), vận hành lò nung, xếp goòng trước nung và sau nung (1,51 - 1,61mg/m 3 ).
  • Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic chung là 44,5%, tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic từ thể 1/1p/p trở lên chiếm tỉ lệ 7,3%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic ở hai giới, tình trạng rối loạn chức năng hô hấp và tuổi nghề của công nhân (p<0,05).

       

          

Công nhân làm việc trong cơ sở sản xuất

 

          Kết quả nghiên cứu định hướng cho các cơ quan chức năng, doanh nghiệp đề ra những chính sách phù hợp nhằm bảo vệ sức khỏe, phòng chống bệnh bụi phổi silic cho người lao động. Cơ quan quản lý lao động và doanh nghiệp cần tăng cường công tác khám phát hiện bệnh BP-Si tại các đơn vị khác có nguy cơ, vì qua nghiên cứu cho thấy số mắc bệnh ở thể nghi ngờ (0/1, 1/0) cao, đây là đối tượng cần cách li để dự phòng sớm, vì đặc điểm của bệnh là xơ hóa phổi tiến triển không hồi phục. Bên cạnh đó là tăng cường công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về tác hại của bụi silic, các chế độ chính sách liên quan đến bệnh BP-Si nghề nghiệp cho công nhân và người sử dụng lao động nắm bắt thực hiện.